Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Những “điểm nóng” quyết định trận đại chiến Chelsea - MU

Những “điểm nóng” quyết định trận đại chiến Chelsea - MU
(Dân trí) - Cuộc đọ sức tại Stamford Bridge tối nay chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngôi vương ở mùa giải này. Bên cạnh sự chỉ đạo từ Sir Alex và Ancelotti, những cuộc đối đầu giữa các ngôi sao sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của trận đấu.
John Terry – Wayne Rooney

Không phải Berbatov mà chính Rooney mới là niềm hi vọng số một của “Quỷ đỏ” trong những trận cầu có ý nghĩa quyết định. “Số 10” cũng đang duy trì được một phong độ khá ổn định trong thời gian qua khi đã “nổ súng” liên tiếp trong 2 trận đấu gần đây nhất tại Premiership trước Man City và Wigan.

Rooney sẽ lại “nổ súng” ở Premier League?
 

Đối với Terry, chẳng ai có thể nghi ngờ về đẳng cấp cũng như tầm ảnh hưởng của người đội trưởng này tại Chelsea. Và 90 phút sắp tới tạiStamford Bridge sẽ chứng kiến cuộc so tài không khoan nhượng giữa hai ngôi sao hàng đầu xứ sương mù hiện nay trong nỗ lực mang về 3 điểm cho đội mình.

Ashley Cole – Luis Nani

Tạm gác lại những rắc rối bên ngoài sân cỏ khi vô tình bắn bị thương một sinh viên thực tập tại Chelsea, Ashley Cole cùng các đồng đội sẽ tiếp đón MU với quyết tâm cao nhất. Đến Cristiano Ronaldo ngày còn ở Old Trafford còn không ít lần phải dạt sang cánh trái để “né” Ashley Cole.

Bởi thế, sẽ không dễ cho một “đàn em” như Nani có thể bùng nổ trước sự “chăm sóc” kĩ lưỡng đến từ cựu hậu vệ Arsenal. Nhìn chung, Nani đang thi đấu rất tốt ở mùa giải này với những bước tiến đáng ngợi khen trong khả năng dứt điểm, kiến tạo cũng như quấy rối. Thế nhưng, sự ích kỉ là điều người ta vẫn dễ dàng nhận ra ở ngôi sao 23 tuổi.

Cuộc đối đầu giữa Ashley Cole và Nani sẽ có ảnh hướng lớn đến cục diện trận đấu
 

Trước Ashley Cole, Nani cần phải chơi đồng đội hơn cũng như giảm bớt những pha xử lí thừa. Bởi với một hậu vệ “quái” như Cole, “số 17” cần phải phát huy được 100% khả năng của mình nếu không muốn có một trận đấu thất vọng như trong chuyến hành quân đến Stade Velodrome của Marseille.

Fernando Torres – Nemanja Vidic

Cả Torres lẫn Vidic đều đang trải qua mùa giải nhiều biến động nhất trong sự nghiệp của mình tại xứ sương mù. Với “El Nino”, khi quyết định chia tay Anfield để đầu quân cho The Blues với cái giá kỉ lục 50 triệu bảng, tham vọng của chân sút người TBN không gì khác ngoài những danh hiệu, thứ mà Liverpool chẳng thế mang lại cho anh (mà có khi đó là bởi anh chẳng thể mang nó đến cho Liverpool!).

Trong khi đó, việc được Sir Alex tin cẩn giao cho chiếc băng đội trưởng thay thế Rio Ferdinand đã giúp Vidic trưởng thành lên rất nhiều. Dù biết trung vệ người Serbia luôn là một chốt chặn tầm cỡ thế giới nhưng động lực từ “phần thưởng” đó vẫn giúp Vidic hoàn thiện lên rất nhiều.

Liệu Vidic có thể “bắt chết” Torres như 2 lần đối đầu trước ở mùa giải này hay không
 

Đến bây giờ, hẳn trong tâm trí của các Manucians vẫn chưa thể quên hình ảnh Vidic bất cẩn và “biếu” cho Torres bàn cân bằng tỉ số, để rồi sau đóLiverpool đè bẹp MU đến 4-1 ngay tại Old Trafford cách  đây 2 mùa giải. Nhưng có vẻ như những ám ảnh về sai lầm đó đã được Vidic bỏ lại sau lưng bởi trong 2 cuộc đối đầu với Torres ở mùa giải này (trong màu áo The Kop), thủ quân MU đều là người chiến thắng.

Micheal Essien – Paul Scholes

Không phải Lampard mà Essien mới chính là “yếu nhân” ở hàng tiền vệ The Blues hiện nay. Ở cái tuổi 32 cùng những chấn thương dai dẳng từ đầu mùa giải đến nay, có vẻ như Lampard đang dần trở nên xa lạ với biệt danh quen thuộc “người không phổi” của mình trước đây. Bởi vậy, vai trò của Essien càng quan trọng hơn, dẫu ngôi sao Ghana chỉ là một tiền vệ phòng ngự chứ không thiên về tấn công như người đồng đội.

Nhiệm vụ của Essien trong cuộc chạm trán sắp tới sẽ là khóa chặt lão tướng Paul Scholes ở giữa sân. Còn phía bên kia chiến tuyến, khi mà sức sáng tạo ở trung tâm vẫn là một điểm yếu cố hữu, Fergie vẫn rất cần sự tỏa sáng của cậu học trò. Bởi vậy, không ngạc nhiên gì khi Scholes vẫn là một trụ cột của MU dẫu đã bước sang tuổi 36.

Chính tiền vệ kì cựu người Anh là người thi đấu xuất sắc nhất ở chiến thắng 3-1 của “Quỷ đỏ” trước thầy trò Carlo Ancelotti trong trận tranh Community Shield hồi đầu mùa giải. Kinh nghiệm cùng khả năng mở những đường bóng ra 2 biên cực kì chính xác của Scholes sẽ là chìa khóa cho MU trong trường hợp các tiền vệ cánh như Nani hay Giggs “bất lực”.

GK

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Scholes Sẽ tiếp tục cống hiến Trong Màu Áo United.

22011
24
Scholes Sẽ Nối Gót Lão Tướng Già Giggsy Trong Màu Áo United.
(MUSVN) - Với mức lương 60.000 bảng /tuần, và sau những lần kêu gọi từ BHL, United đã tiếp tục có được chữ ký của TV lão tướng Paul Scholes.
Nối tiếp gót dày của người vị tướng già Giggsy, United đã tiếp tục giữ chân được thêm một chiến binh gạo cội Paul Scholes.


Không góp mặt nhiều trong các trận đấu của United ở mùa giải vì chấn thương, nhưng United vẫn cần đến anh, vẫn cần những đường chuyền dài với độ chính xác, vẫn cần những nét đột phá, và cần những bàn thắng mang đậm màu sắc của Scholesy.
Ở độ tuổi 36, Scholes không còn sung sức như xưa và tiềm năng thể lực của anh cũng không còn, tuy nhiên Sir Alex đã gạt bỏ những lo lắng kèm với những chấn thương đang mắc phải. Để tiếp tục ký gia thêm 1 năm trong bản hợp đồng.
Và tất cả dường như đã chắc chắn cho bản hợp đồng này, Scholes cũng tỏ ra khá vui mừng và sẽ cống hiến những gì còn lại của mình cho đoàn quân Quỷ Đỏ.

Lâm Tuyền

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Biến động chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông: Nguyên nhân, bản chất sự việc?

Biến động chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông: Nguyên nhân, bản chất sự việc? 
(ĐCSVN) - Từ giữa tháng 12 năm 2010 đến nay, nhiều nước vùng Bắc Phi và Trung Đông (MENA) đã xẩy ra những biến động chính trị to lớn, sâu sắc. Theo dõi tình hình khu vực này, có thể tìm ra những căn nguyên bề nổi, mang tính chủ quan, nhưng không dễ thấy được căn nguyên sâu xa, mang tính khách quan, rất có thể, là nguyên nhân quan trọng, chủ yếu. 
  
Dòng người biểu tình tại Libya 

Như chúng ta đều biết (và sự việc có vẻ giản đơn): Ngày 17 tháng 1 năm 2011, Mô-ha-mét Bu-a-zi (Mohamed Bouazzi), công dân Tuy-ni-di 26 tuổi, do bị cảnh sát tịch thu gánh hàng rong, vì quá phẫn uất, đã tự thiêu. Hình ảnh đó được ghi lại bằng máy quay phim, bằng điện thoại di động, được tung lên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, YouTube… Ngay sau đó, nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn liên tiếp nổ ra ở Sidi Bouzid và các tỉnh, thành phố khác của Tuy-ni-di (Tunisia). Qua các cuộc xô xát, trấn áp, phản kháng, đã có hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương. Trước sức ép của phe đối lập và các lực lượng biểu tình, ngày 14/2, Tổng thống Ben Ali cùng gia đình trốn chạy khỏi Tuy-ni-di.
Biến động chính trị dữ dội ở Tuy-ni-di, được thế giới khoác cho một cái tên mỹ miều - “cuộc cách mạng hoa nhài”, nhanh chóng tác động, lây lan, xô đẩy nhiều nước khác ở Bắc Phi, Trung Đông. Ở An-giê-ri, trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 1, biểu tình, bạo loạn cũng bùng phát ở trên 20 tỉnh, thành phố, đến nay, tình hình tuy có dịu xuống, nhưng trên 80 người đã thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Ở nước có hơn 80 triệu dân Ai Cập, bằng khẩu hiệu “Một ngày nổi dậy” đòi Tổng thống Hu-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) từ chức truyền đi qua điện thoại di động, qua Facebook, qua báo chí và mạng internet, nhiều cuộc biểu tình, bạo động chính trị quy mô lớn, thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn người đã nổ ra tại thủ đô Cai-rô, thành phố cảng Alechxandria, vùng kênh đào Xuy-ê (Suez)…Không thể có con đường nào khác, lúc 19h15 (GTM) ngày 11 tháng 2, Phó Tổng thống Ai Cập Ô-ma Su-lây-man phát biểu trên truyền hình tuyên bố Tổng thống Ai Cập Hu-xni Mu-ba-rắc “đã quyết định từ chức” (rất có thể là một cuộc đảo chính quân sự ?!), kết thúc 32 năm cầm quyền liên tục ở đất nước đông dân nhất thế giới Arập. Hội đồng tối cao của các lực lượng vũ trang Ai Cập (do Bộ trước Quốc phòng Mô-ha-met Hu-xây-in Tan-ta-uy đứng đầu) thay thế Tổng thống để điều hành đất nước.
Tình hình căng thẳng với nhiều cuộc biểu tình, bạo động chính trị cũng xẩy ra ở các nước lân cận như Li-bi, Y-ê-men, Ba-ren, Xu-đăng, I-ran, Cô-oét, Ô-man, Giooc-đa-ni, Gi-bu-ti…
Việc gì đang xẩy ra ở các nước MENA ? những nguyên nhân nào đưa đến biểu tình, bạo loạn ? Câu trả lời đang dần hé lộ: Thứ nhất, đó là các nguyên nhân nội tại, bắt nguồn từ việc các nước này lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm, nền tài chính, tiền tệ thế giới rơi vào khủng hoảng, chính các nước này bị tác động sớm và mạnh mẽ nhất. Thứ hai, là đường lối chính trị, là cách thức lãnh đạo, điều hành đất nước của nhà cầm quyền, nhất là của những người đứng đầu, sai lầm. Tình trạng độc đoán, chuyên quyền, gia đình trị, tham nhũng kéo dài, tạo nên sự bất bình ngày càng gia tăng của các giai tầng trong xã hội. Khi các đảng phái đối lập, các nhóm Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, nêu chiêu bài “dân chủ”, “chống tham nhũng”, “chống độc quyền, gia đình trị”…, rất dễ tranh thủ sự ủng hộ, đi theo của người dân. Thứ ba, là tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu, tạo nên mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Từ ba nguyên nhân trên, dẫn đến nguyên nhân thứ tư là, nhà cầm quyền không nhận được sự trung thành, ủng hộ thật lòng của quân đội và lực lượng cảnh sát, khi xẩy ra nguy biến, rốt cuộc, các lực lượng này phản ứng yếu ớt, thậm chí buông xuôi. Có thể có thêm một vài nguyên nhân nội tại khác nữa. Tuy nhiên, có những nguyên nhân từ bên ngoài (mà không nên gọi là khách quan), về thực chất, đã nhúng tay, lúc thô bạo, lúc tinh vi, xảo quyệt. Xin ngược dòng thời gian và nhớ lại.
Tháng 6 năm 2004, chính quyền G. Bush đã vạch ra chiến lược Đại Trung Đông nhằm “thúc đẩy dân chủ” ở các nước A-rập. Tháng 3 năm 2005, Quốc hội Mỹ thông qua bộ luật Thúc đẩy dân chủ ở các nước A-rập, trong đó có điều khoản yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này thành lập các trang website, mạng xã hội để liên kết, hỗ trợ “các phong trào dân chủ”; tài trợ tiền bạc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) thuộc khối A-rập…Mạng xã hội Twitter ra đời từ chính sách đó, và đã thể hiện rất rõ sự lợi hại trong thời gian vừa qua. Mỹ cũng cho lập Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED), Ngôi nhà tự do (FH), tài trợ cho hơn 1000 NGO ở hơn 90 quốc gia trên thế giới, trong đó có 33 NGO ở Ai Cập. Tổ chức USAID của Mỹ hàng năm tài trợ trên 70 triệu USD cho các “hoạt động xã hội dân sự” tại Ai Cập… Tháng 8 năm 2010, Tổng thống Mỹ O. Ô-ba-ma lệnh cho các cố vấn an ninh soạn thảo một báo cáo mật, trong đó chỉ rõ những nơi nào trong thế giới A-rập có khả năng xẩy ra biến động, bạo động chính trị. Trước đó, ngày 4 tháng 6 năm 2009, trong một bài phát biểu tại Cai-rô, khi mà quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Ai Cập đang khá mặn nồng (ít nhất là bề ngoài), Tổng thống Mỹ O.Ô-ba-ma đa đưa ra thông điệp mà sau này, buộc nhiều người phải ngẫm ngợi: “Tôi có một niềm tin chắc chắn rằng, tất cả mọi người đều khao khát có thể phát biểu suy nghĩ của mình, cũng như đóng góp ý kiến về cách thức được cai trị; lòng tin vào quyền lực của luật pháp và sự thực thi công lý bình đẳng; một chính phủ minh bạch và không tham nhũng của dân; được tự do sống theo ý mình”. Trước khi ông H. Mu-ba-rắc buộc phải ra đi 11 ngày, trả lời phỏng vấn báo chí về tình hình Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton kêu gọi Ai Cập cần “chuyển tiếp trong trật tự”.
Có cùng quan điểm với Mỹ, nói đúng hơn là đi theo Mỹ trong vấn đề Ai Cập, Bắc Phi, Trung Đông, còn có nhiều nhân vật, tổ chức, quốc gia ở khu vực này và phương Tây lộ diện dần trong màn khói hư ảo. Rõ nhất là lãnh tụ phe đối lập, ông Mô-ha-met En Ba-ra-đây (Mohamed El Baradei) - nguyên Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, người Ai Cập. Ông này đã thốt lên: “quốc gia tự do”, “cuộc sống đã bắt đầu trở lại” với tất cả người dân Ai Cập. Tổ chức Anh em Hồi giáo cũng hoan nghênh “quân đội đã giữ cam kết” cho cuộc đấu tranh của người dân Ai Cập. Chính phủ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và EU cho rằng đây là “thời khắc lịch sử”. Ở Ai Cập và cả khối MENA, người ta đang rất quan tâm tới một nhân vật mang mật danh ElShaheed, tiếng A-rập có nghĩa là “tử vì đạo”, người đóng vai trò chính trong việc kích động giới trẻ Ai Cập thông qua mạng Facebook. Nhiều người đã nhắc đến các mạng xã hội như Twitter, Facebook, WikiLeaks, YouTube và vai trò của báo chí, truyền thông…như là những tội đồ. Cần chỉ rõ rằng, những kẻ làm đất, đổ ải, gieo hạt để có “vụ gặt” bội thu vừa qua, công đầu là Mỹ, nhiều nước phương Tây, các thế lực đầu cơ chính trị bản địa. Các mạng xã hội, phương tiện truyền thông, báo chí… thuần túy chỉ là công cụ - những công cụ đắc lực, sắc lẻm, lạnh lùng trong tay kẻ chủ mưu, kẻ sử dụng. Đài BBC, trong bài viết gần đây tựa đề “Cách mạng: I-ran - Thiên An Môn - Ai Cập”, nêu ra những “kinh nghiệm” để làm “cách mạng”: kích động quần chúng gây rối, bạo loạn; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ; sử dụng mạng xã hội, báo chí, truyền thông để kích động, liên kết trong ngoài…Ngày 15 tháng 2 năm 2011, phát biểu tại trường đại học G. Oa-sinh-ton, Ngoại trương Mỹ, bà H. Clinton lại lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, I-ran, My-an-ma, Sy-ri…“vi phạm tự do Internet”; thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục tung ra các trang mạng xã hội Twitter bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ (sau khi đã thực hiện rất hiệu quả các trang mạng xã hội này bằng tiếng A-rập, Farsi). Năm 2011, Mỹ sẽ chi ít nhất 25 triệu USD để “bảo vệ” các bloger đang bị ngăn cản, “cải thiện môi trường pháp lý” cho hoạt động truyền thông.
Biến động chính trị tại Bắc Phi, Trung Đông, đặc biệt là ở Ai Cập, Tuy-ni-di, đã và đang được nhìn nhận, đánh giá một cách bình tĩnh, đầy đủ, công bằng và khách quan hơn. Khi đi vào vấn đề này, rất cần có cái nhìn toàn diện, đi vào chiều sâu, vào bản chất sự việc, vừa không xem nhẹ nguyên nhân bên trong, càng không được xem nhẹ các nhân tố bên ngoài. Đó là bài học cảnh tỉnh, cảnh giác cho nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đó cũng là cách tiếp cận cần thiết để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động, thù địch; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
TS. Nguyễn Thế Kỷ (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)

Cha mất, con giết nhau vì tiền viếng

Cha mất, con giết nhau vì tiền viếng
Di ảnh nạn nhân Nguyễn Văn Đĩnh

Cha mất, con giết nhau vì tiền viếng

Thứ Bẩy, ngày 26/02/2011, 09:15
(24h) - VKSND tỉnh Bắc Giang vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Đính (SN 1958, ở thôn An Cập, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để CQĐT tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.

Theo tài liệu điều tra, do mâu thuẫn trong việc phân chia tiền phúng viếng bố đẻ mới mất, ông Đính và em ruột là ông Nguyễn Văn Đĩnh (SN 1961, ở cùng thôn An Cập) xảy ra xô xát dẫn đến ông Đĩnh thiệt mạng.

Cụ thể, sau khi lo đám hiếu cho bố đẻ vào ngày 14/2, ông Đính là con trai trưởng đứng ra gom toàn bộ số tiền thu được của những người đến phúng viếng để khấu trừ chi phí, phân chia trách nhiệm cho từng người.

Khoảng 19h ngày 21/2, ông Đính đi ăn cỗ về đến nhà thì thấy ông Đĩnh ngồi đợi để đòi số tiền mà Hội đồng niên của ông này phúng viếng vào đám ma hôm trước. Ông Đính hẹn trả ông Đĩnh vào mấy ngày sau, khi có đủ anh em họ hàng đến chứng kiến. Tuy nhiên, ông Đĩnh nhất quyết đòi tiền bằng được và quay ra chửi bới anh trai mình. Ông Đĩnh còn đi xuống bếp nhà ông Đính lấy dao lên đe dọa.

Xô xát xảy ra, ông Đính dùng cuốc đập vào mặt em trai dẫn đến nạn nhân tử vong.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

7 kỷ lục thế giới của Nokia

7 kỷ lục thế giới của Nokia
Có thể bạn đã đọc bảng báo cáo xuất hiện gần đây, cho thấy một con số đáng kinh ngạc là 65,2% thuê bao di động Trung Quốc đang mua các ứng dụng từ Ovi Store. Điều này gần gấp ba lần thị trường người sử dụng Android và Apple Store cộng lại. Không biết bạn cảm thấy sao, nhưng con số này thực sự rất ấn tượng với chúng tôi. Và điều đó thể hiện rằng Nokia nắm giữ rất nhiều kỷ lục tuyệt vời hơn. Dưới đây là 7 kỷ lục mà làm cho chúng ta phải kinh ngạc!
Nhạc chuông được nghe nhiều nhất thế giới

Nhạc chuông của Nokia xuất phát từ tác phẩm Gran Vals, do nhà soạn nhạc nổi tiếng Tây Ban Nha – ông Francisco Tárrega. Anssi Vanjoki cùng với Lauri Kivinen, đã chọn các trích đoạn nổi tiếng và đưa vào sử dụng nhạc chuông cho Nokia năm 1993. Hiện nay, nhạc chuông này được ước lượng khoảng 1.8 tỷ lần nghe trên toàn thế giới mỗi ngày, hoặc khoảng 20.000 lần mỗi giây!
Trò chơi điện thoại di động phổ biến nhất thế giới

Snake, trò chơi di động đã được lập trình hơn mười ba năm, sử dụng đầu tiên cho dòng thiết bị cầm tay Nokia 6100. Trò chơi này đã được chuyển biến thành trò chơi cho điện thoại di động bởi Taneli Armanto, người vẫn còn làm việc cho Nokia. Bây giờ được cài đặt vào hơn 350 triệu thiết bị trên toàn thế giới, làm cho nó trở thành điện thoại trò chơi phổ biến nhất.

Nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới 

Hiện có hơn 4 tỷ người trên thế giới chụp ảnh bằng điện thoại di động. Điện thoại máy ảnh đã trở nên phổ biến sử dụng rộng rãi nhất trong lịch sử máy ảnh. Do đó, từ năm 2008, Nokia đã được đánh giá là nhà sản xuất điện thoại máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới.

Màn hình điện ảnh lớn nhất thế giới

Năm ngoái, Nokia đã lắp ráp một rạp chiếu phim ngoài trời rất lớn ở Rosengård, Thụy Điển. Màn hình 1.428 mét vuông (51 m x 28 m) đã được treo lên trước một tòa nhà và được giữ bằng bởi hai cần cẩu khổng lồ, trong khi bốn máy chiếu XLM HD30, mỗi máy cân nặng 140 kg. Phim Hoàng tử Ba Tư đã được trình chiếu trên đó.

Điện thoại di động phổ biến nhất thế giới

Trong số 5 tỷ người sử dụng điện thoại di động trên toàn thế giới, chỉ có một thiểu số may mắn sở hữu điện thoại thông minh. Tuy nhiên, 250 triệu người trên thế giới sử dụng Nokia 1100, biến chiếc điện thoại này thành điện thoại di động phổ biến nhất trên thế giới.

Nhân vật hoạt hình nhỏ nhất thế giới

Trong một dự án đầy tham vọng của các nhà sản xuất phim hoạt hình Wallace và Gromit, Aardman kết hợp khả năng quay phim của Nokia N8 dựa trên cơ sở phát minh kính hiển vi CellScope của Giáo sư Fletcher. Kết quả là câu chuyện cổ tích Dot.
Điện thoại đa năng nhất trên thế giới 

Kỷ lục này không được xác nhận bởi sách kỷ lục Guinness Thế giới, nhưng chúng tôi chưa thấy bất cứ bằng chứng phản kháng lại điều này. Ngày 05 tháng 9 năm 2010, Nokia E5 chạy đồng thời 74 ứng dụng lớn. Điều này đã phá vỡ các kỷ lục trước đó là 62 ứng dụng của Samsung Omnia HD chạy trên phần mềm đã được bẻ khóa. Chắc chắn điều này là một ngạc nhiên tuyệt vời của sự đa năng.

Nhà hàng theo phong cách wc hút khách

Nhà hàng theo phong cách wc hút khách
Gần đây, một nhà hàng theo phong cách nhà vệ sinh đã được mở tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc và thu hút được nhiều khách hàng tới thưởng thức.
Các món ăn không chỉ được đựng vào những chiếc bát, cốc có hình dạng giống các đồ dùng trong nhà vệ sinh mà còn được đặt với những cái tên nghe rất đáng sợ và buồn nôn.
Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người “can đảm” bước vào nhà hàng này để thưởng thức hương vị của các món ăn khi chúng được bày biện không mấy thiện cảm.
Nơi chọn món ăn tại nhà hàng
Một em bé đang thưởng thức món kem được đựng trong chiếc đĩa hình bồn cầu.
Chỗ ngồi của thực khách cũng được tạo hình bồn cầu.
Người đàn ông đang hút nước từ chiếc cốc có hình bệ tiểu đứng dành cho nam
Mặc dù có vẻ kỳ quái nhưng nhà hàng vẫn thu hút được rất nhiều người tới ăn, thậm chí là phải ngồi chờ tới lượt.
Đến cả món súp nóng hổi cũng được đặt trên chiếc bát có hình bồn cầu.
Sầm Hoa (Theo Báo tối Trùng Khánh)

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Windows Phone thành nền tảng chiến lược của Nokia

Windows Phone thành nền tảng chiến lược của Nokia

Hệ điều hành di động mới của Microsoft sẽ là "nền tảng smartphone chiến lược" của Nokia, theo thỏa thuận vừa đạt được giữa Stephen Elop, CEO của hãng Phần Lan, với công ty cũ của ông.

Sẽ có điện thoại Nokia chạy Windows Phone.
Ảnh minh họa điện thoại Nokia chạy Windows Phone.
Ngoài ra, Microsoft Bing và adCenter sẽ cung cấp dịch vụ tìm kiếm và quảng cáo cho các thiết bị mà Nokia sản xuất. Mục tiêu của cuộc hợp tác là để vượt Google và Apple trên thị trường smartphone đang thay đổi chóng mặt mỗi ngày.
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ hãng điện thoại lớn nhất thế giới của Elop khi gia nhập Nokia. Trong bức thư gửi nhân viên bị lọt ra ngoài mới đây, Elop chia sẻ ông đã không thể tin được rằng Android - hệ điều hành mới xuất hiện 2 năm - có thể vượt Symbian để thành nền tảng smartphone phổ biến nhất vào tuần trước. Chưa kể, một công ty dày dạn kinh nghiệm như Nokia lại không có được một sản phẩm gây sự chú ý như iPhone.
Video Stephen Elop khẳng định sự hợp tác với Microsoft
Elop mô tả Symbian như một công nghệ đang lụi tàn và cần thay đổi. Bằng việc bắt tay với Microsoft, Nokia hứa hẹn sẽ mang đến các sản phẩm có thiết kế mới nhằm phổ biến Windows Phone 7 tới nhiều phân khúc giá và thị trường hơn.
Thông điệp của Vic Gundotra, Phó chủ tịch Google.
Thông điệp của Vic Gundotra, Phó chủ tịch Google.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Google Vic Gundotra đã đăng một nhận xét đầy ần ý và ngộ nghĩnh trên Twitter rằng: "Ngày 11/2, hai con gà tây không thể thành đại bàng", nhằm ám chỉ sự kiện Nokia và Microsoft tuyên bố hợp tác.
Lê Nguyên

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Đi chợ 'đánh nhau' cầu may

Đi chợ 'đánh nhau' cầu may

Cứ đến chợ là bị đánh, nhẹ thì bị ném cà chua, táo xanh, trứng thối, nặng thì sứt đầu mẻ trán, nhưng người dân Đông Sơn và Thiệu Hoá (Thanh Hoá) lại quan niệm rằng đi chợ Chuộng đánh nhau mới gặp may mắn.

*Clip: Cảnh 'đánh nhau' ở chợ Chuộng
Chợ Chuộng chỉ họp một lần trong năm, vào mùng 6 Tết tại bãi bồi ven sông Hoàng, thuộc xã Đông Hoàng (Đông Sơn, Thanh Hóa). Đây là phiên chợ "bán điều rủi, mua điều may” nên bất kể trời nắng mưa hay giá rét, hàng nghìn người vẫn ùn ùn kéo về tham dự từ sáng sớm.
Nói về chợ Chuộng, người xưa còn lưu truyền câu ca “Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng”. Trước phiên chợ một ngày, người dân trong làng đã góp tre làm một cây cầu nối hai bờ sông để người dân qua lại cho thuận tiện. Hết mùng 6 Tết, cây cầu sẽ được dỡ bỏ.
Không chỉ người già, trung niên mà thanh niên cũng háo hức đến chợ Chuộng để cầu may nên có gia đình đã bắc thuyền và ván làm đường qua lại, ai qua "cầu" sẽ phải trả phí.
Thanh niên cầm cà chua chín đỏ để ném vào bất kỳ ai dù là người già hay trẻ. Thậm chí, ném người vừa bán cho mình mà không hề bị phản ứng bởi cà chua tượng trưng cho sự may mắn. Bị ném cà chua là năm đó sẽ có nhiều niềm vui.
Mỗi túi cà chua được mua với giá từ 3.000 đến 5.000 đồng, nhóm thanh niên chia nhau để ném.
Ai đến chợ cũng bị ném cà chua, họ không những không bực mình mà còn cười vui vẻ và chạy tán loạn. Có khi thanh niên làng này tập hợp cùng ném cà chua về thanh niên làng khác.
Sau mỗi lần bị "tấn công", cô gái này bẩn từ đầu đến chân, nhưng vẫn cười vui vẻ.
Nhưng cũng có người bị đánh đến ngất xỉu hoặc máu me đầy người. Vì thế chợ Chuộng được gọi bằng một tên khác là chợ "Choảng".
Lực lượng công an xã Đông Hoàng cùng các xã lân cận phải trực chiến từ sáng sớm đến khi chợ tan đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh chợ đánh nhau, người dân vẫn mua bán những mặt hàng phục vụ sinh hoạt như phiên chợ bình thường với mong ước mua được nhiều may mắn trong năm mới