Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam

Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam

Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm.

Dưới đây là bài phân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 26/5.
Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vào ngày 26/5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…
Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.
Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.
Thứ hai, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.
Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26/5 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.
Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.
Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?
Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hợp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.
Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.
Truong Sa
Lực lượng Hải quân bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.
Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.
Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.
Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.
Tóm lại, sự việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.
(Theo Pháp luật TP HCM)

Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế

Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế

Tàu hải giám của Trung Quốc nhìn từ tàu Bình Minh 02. Ảnh chụp màn hình.
Tàu hải giám của Trung Quốc nhìn từ tàu Bình Minh 02. Ảnh chụp màn hình.

Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế là một sự lựa chọn.
Cận cảnh tàu TQ uy hiếp tàu Bình Minh 
>Mức độ gây hấn của TQ tăng lên

Trên đây là nhận xét của Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, trong cuộc trao đổi với VnExpress.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, ông đánh giá thế nào về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam ngày 26/5?
- Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 cho thấy hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Hành vi này của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông. Tại biển Đông, tồn tại nhiều tranh chấp khác nhau, nổi bật lên trong đó là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vụ Bình Minh 02 không liên quan đến vùng tranh chấp chủ quyền mà xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
- Ông có thể giải thích rõ hơn về quyền chủ quyền của Việt Nam ở địa điểm xảy ra sự việc?
- Công ước Luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (Đọc thêm về các khái niệm này).
Theo thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc bao vây, uy hiếp và cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước.
Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (Điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió… Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia.
Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia.
Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.
Công ước quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản không sinh vật (chủ yếu dầu khí, kim loại, cát sỏi…) và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ... trên thềm lục địa.
Đối với các quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.
Như vậy, theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.
- Vậy chiếu theo Công ước, các sai phạm của Trung Quốc là gì?
- Là thành viên của Công ước, có nghĩa là Trung Quốc cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của quốc gia ven biển như Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ các quy định đó, có hành vi uy hiếp đe dọa đối với tàu Bình Minh 02.
Thêm nữa, theo điều 279 Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định của Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trong biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng ASEAN ký kết năm 2002. Theo đó, DOC quy định các bên phải tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.
- Theo ông, chiến lược mà chúng ta nên theo đuổi trong việc giải quyết vụ việc này?
Để chấm dứt các hành động tương tự Việt Nam cần phải quyết liệt phản đối, đồng thời kêu gọi dư luận thế giới phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết thực hiện trong DOC.
Việc giải quyết các tranh chấp kiểu như vậy, theo các biện pháp mà Hiến chương đã liệt kê tại điều 33, thì với hành vi vi phạm đó của Trung Quốc, Việt Nam có thể nhờ sự giải quyết của các Tòa án quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cụ thể, vì Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm UNCLOS nên Việt Nam có thể nhờ Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) phân xử vì Tòa án này có thẩm quyền rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS, hoặc một Tòa án trọng tài nào đó để giải quyết.
- Trên thế giới đã có vụ việc nào tương tự tòa án quốc tế từng giải quyết?
- Các Tòa án quốc tế đều đã giải quyết nhiều vụ án liên quan. Có thể kể đến như Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã giải quyết rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, như vụ đền Preah Vihear giữa Camphuchia và Thái Lan năm 1962. Năm 2008 Tòa này có ra phán quyết cho việc tranh chấp chủ quyền trên đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore.
Tòa án quốc tế về Luật biển cũng đã phân xử nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến luật biển, gần đây Tòa này cũng đang nhận đơn nhờ phân định biên giới biển giữa Myanmar và Bangladesh trên vịnh Bengal…
Còn các Tòa trọng tài cũng đã xét xử rất nhiều vụ. Tuy nhiên, cũng chưa có vụ án nào hoàn toàn giống như sự kiện Bình Minh 02 vừa rồi.
Trong Đối thoại an ninh châu Á Shangri-la sắp tới (3-5/6) có phần thảo luận về an ninh trên biển. Ông dự đoán như thế nào về vụ việc 26/5 được đưa ra mổ xẻ dưới góc độ an ninh hàng hải quốc tế?
- Việc đưa ra sự kiện này ra Đối thoại, theo tôi là hết sức cần thiết để thông qua đối thoại, các bên có tiếng nói chung hơn, từ đó có thể giảm thiểu được những căng thẳng trong khu vực, tránh các xung đột quân sự.
Đối thoại an ninh châu Á lần này chắc chắn thu hút sự chú ý của cả thế giới, bởi có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Tuy nhiên, việc có đưa được sự kiện này ra Đối thoại lại đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Các cường quốc chính trị sẽ có thể dùng nhiều biện pháp để ngăn cản việc đưa vụ việc này nếu cảm thấy bất lợi cho họ. Vì thế để đưa ra vấn đề nhằm làm giảm các tranh chấp tương tự, các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.
Thanh Mai
vnexpress.net

Cận cảnh tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh

Cận cảnh tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh

Bất chấp tàu Bình Minh 02 kéo còi cảnh báo nguy hiểm, tàu hải giám Trung Quốc không trả lời, áp sát cắt cáp thăm dò địa chấn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hình ảnh do thủy thủ tàu Bình Minh 02 ghi lại sáng 26/5.
Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công Bình Minh 02Clip tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh 02

Theo Petrotime

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Ngư dân Cà Mau bị tàu lạ bắn chết

Ngư dân Cà Mau bị tàu lạ bắn chết

Tàu cá ở Cà Mau đang khai thác trên biển thì bất ngờ bị một tàu lạ chạy từ hướng Thái Lan tới, nã súng liên hồi. Một ngư phủ bị trúng 2 phát đạn tử vong.

Ngày 29/5, thiếu tá Võ Văn Sử, Đồn trưởng Biên phòng 692 Sông Đốc (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau), cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu để bàn giao cho Công an tỉnh Cà Mau điều tra vụ việc trên.
Theo tường trình của thuyền trưởng Lâm Văn Tịnh, ngày 28/5, tàu của anh đang khai thác trên vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam với Thái Lan. Khoảng 4h15, có một chiếc tàu lạ chạy từ hướng vùng biển Thái Lan đến gần rồi bất ngờ nã đạn xối xả. Thuyền viên Huỳnh Văn Trà (sinh 1990, quê xã Khánh Bình Tây Bắc, Cà Mau) bị trúng 2 viên đạn chết ngay tại chỗ.
Bị tấn công bất ngờ, thuyền trưởng Tịnh ra lệnh cho thuyền viên tắt đèn, tháo chạy ngay vào đất liền, sau đó trình báo vụ việc với cơ quan chức năng.
Tam Rồng

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại vì cắt cáp dầu khí

Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại vì cắt cáp dầu khí
- Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền, đồng thời bồi thường thiệt hại sau khi 3 tàu hải giám nước này cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam. 
>> Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam
Hôm nay (27/5), trả lời Thông tấn xã Việt Nam về việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(PVN) khi đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, quan chức Bộ Ngoại giao xác nhận vào lúc 5h58’ sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 đã bị 3 tàu Hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12 o 48’25” Bắc và 111 o 26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.
Thiết bị của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại.Ảnh: TTXVN
Quan chức Bộ Ngoại giao cho biết: Sáng nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trước đó, trả lời báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cũng thông báo việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. 

Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong vùng biển của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động "hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN", ông Hậu nói.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN; đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.
Hiền An

Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải Việt Nam

Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải Việt Nam

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) Đỗ Văn Hậu cho biết sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của VN, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
Tìm giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề biển Đông / Việt Nam yêu cầu bỏ 'đường lưỡi bò'

Ông Hậu cho biết thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, doanh nghiệp thành viên - Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, vào lúc 5h5 ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát. Sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.
Vào lúc 5h58, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Hậu cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02. Sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9h sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.
Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.
Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6h sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.
Phó tổng giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN. Đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.
Tập đoàn PVN cũng khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.
Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
(Theo TTXVN)

Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam

Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam
Sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải  thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). 
Hôm nay (27/50, trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cho hay, thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Thiết bị của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại.Ảnh: Internet
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010, đợt 2 từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa. Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng giám đốc PVN khẳng định: "Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN".

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo TTXVN

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

HKT định "xử" Quang Cường, Quang Hà? (Đúng là Côn đồ còn j nữa)

HKT định "xử" Quang Cường, Quang Hà?
- Người quản lý đồng thời là anh trai của ca sĩ Quang Hà quyết định cung cấp sự thật của vụ ẩu đả tại Long An sau khi nhóm HKT lên tiếng. Mặc dù ban đầu Quang Cường không muốn làm to chuyện vì nể tình nghệ sĩ.

Anh Nguyễn Quang Cường (quản lý của nam ca sĩ Quang Hà) cho biết lúc đầu, anh muốn giữ sự việc nhẹ nhàng bởi HKT còn quá trẻ, tương lai làm nghệ thuật còn rất dài đồng thời cũng là bảo vệ nghệ sỹ nói chung. Tuy nhiên, sau khi HKT tổ chức họp báo vào ngày 23/06 với mục đích bôi nhọ anh và lăng xê bản thân, anh buộc phải lên tiếng làm rõ bản chất của sự việc.

HKT định "xử" Quang Cường và Quang Hà?

Tối 14-5, ca sĩ Quang Hà có tham gia biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa huyện Tân Trụ - Long An do đoàn ca nhạc Trường Thanh - TPHCM tổ chức.

Theo lịch, HKT sẽ diễn trước Quang Hà hai bài. Sau khi nhóm hát xong, khán giả đã yêu cầu HKT hát thêm. Tuy nhiên, vì không biết nên tôi (Quang Cường) đã đưa đĩa nhạc của Quang Hà cho người chỉnh âm thanh cho vào máy để Quang Hà lên hát. Khi nhạc từ đĩa của Quang Hà phát ra thì bất ngờ, các thành viên HKT nhảy từ sân khấu xuống đánh tôi và người chỉnh âm thanh.

Nhóm HKT vung ghế đánh loạn khoảng 5 hay 6 người trong đó có tôi. Một số người chỉnh âm thanh cũng có đánh trả lại còn tôi thì không vì lúc đó rất đau và còn bị mất bóp đĩa hát đựng toàn bộ đĩa hát của Quang Hà. Thực sự, từ trước đến nay, tôi không biết nhóm nhạc HKT là ai và đây cũng là lần đầu tiên hát chung trên sân khấu. Sau đó, lực lượng an ninh, bảo vệ... đã dàn xếp can ngăn nên mọi chuyện tạm yên.

Nhóm HKT (trái) và Quang Cường (phải)

Tuy nhiên, sau đó, khi tôi và Quang Hà ra về đến cổng thì có khoảng 20 người gồm công an, bảo vệ, dân quân... đưa chúng tôi an toàn về trụ sở công an Tân Trụ vì trước đó có thông tin, thành viên HKT cầm mã tấu định hành hung tôi. Chính hai anh dân quân đi cùng tôi có nói: "Bọn này (HKT) có khoảng 7 người, cầm dao, cầm kiếm đi định đón đường Quang Cường, Quang Hà xuống Bến Lức."

Không phải mã tấu mà là kiếm Nhật

Đến đồn công an Tân Trụ thì các thành viên HKT đã có mặt ở đó. Sau khi nghe tôi tường trình lại diễn biến vụ việc, một đồng chí công an tên Chương hỏi rằng: “Ông có bỏ qua và hai bên có thể làm hòa được không? Nếu Quang Cường không đồng ý bỏ qua thì Quang Cường phải viết một bản tường trình và HKT sẽ bị giữ ở đồn đến ngày mai mới tiếp tục giải quyết được"

Vì lúc đó đã muộn và tôi cũng không muốn phiền phức hay gây bất lợi cho cả hai bên nên đồng ý bỏ qua tất cả. Tôi và quản lý của nhóm HKT đã bắt tay giảng hòa trước mặt công an.

Về cây "mã tấu" mà một số báo đã đăng tải trước đó, thực ra là một cây kiếm dài rất sắc bén. Các đồng chí công an, dân quân... có mặt tại trụ sở ngày hôm ấy đều đã sờ vào cây kiếm này xem là thật hay giả và khẳng định "mã tấu" của HKT là loại kiếm Nhật, dài 80cm. Theo một đồng chí công an nhận định thì cây kiếm này có thể sát thương 5-7 người một lúc. Trên đường về, tôi cũng thấy lo sợ. Rất may là bên phía công an đã bảo vệ tôi cùng Quang Hà ra đường chính và trở về nhà an toàn.

Vụ việc kéo dài gần 1 giờ đồng hồ tại đồn công an. Giảng hòa xong, HKT đi trước vì còn lịch diễn. Trước khi ra về, tôi còn tặng cho đồn công an 10 đĩa CD của ca sĩ Quang Hà làm kỷ niệm. Đáng tiếc, công an Tân Trụ hôm đó lại không lập biên bản vụ việc, cũng có thể do hai bên đã giảng hòa.

Hai anh em ca sĩ Quang Hà, Quang Cường

Có gọi điện cho quản lý của HKT

Tôi khẳng định, khoảng 1h30 đêm 15/05 rạng sáng 16/05, tôi có điện thoại cho quản lý của nhóm HKT. Lúc ấy, báo Người lao động đã đưa tin vụ việc. Tôi không muốn ầm ĩ nên cũng muốn quản lý của nhóm HKT hạn chế trả lời. Còn nếu quản lý của HKT trả lời báo chí thì phải trả lời rõ ràng và đúng bản chất vụ việc từ đầu đến cuối.

Làm nghệ thuật rất cần tài năng chứ những trò bỉ ổi không thể khẳng định được tên tuổi cho người nghệ sĩ. Nếu cố tình tạo scandal, tôi đã chụp lại những vết thương tím bầm bên vai trái và lập tức lên tiếng ngay sau khi bị thương chứ không phải đợi đến ngày hôm nay.

Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước về những thông tin mà mình phát ngôn. Hiện nay, có nguồn tin rằng một khán giả bên ngoài sân khấu đã quay được clip khi thành viên HKT lấy kiếm từ trong xe ra. Tôi đang cố gắng liên hệ với chủ nhân của đoạn clip này làm bằng chứng.

Hoàng Hiếu

Những ông sếp 'giăng bẫy' nữ nhân viên

Những ông sếp 'giăng bẫy' nữ nhân viên

Chếnh choáng hơi men sau buổi nhậu với đối tác cùng sếp, song Loan cũng đủ tỉnh táo nhận ra ông giám đốc đang lái ôtô đưa cô vào nhà nghỉ chứ không phải chở về nhà.

Cô gái tuổi đôi mươi lập tức phản ứng với sếp, nhưng sếp đã nhanh chóng mở cửa đưa cô ra khỏi xe. Ông giám đốc ôm chặt Loan mặc cô vùng vẫy chống cự. Giải thích với nhân viên nhà nghỉ là người yêu đang giận dỗi, sếp nhận chìa khóa phòng, bế cô thẳng lên tầng...
Sau cuộc vật lộn trên giường, Loan chạy thoát được ra ngoài. Lúc này, vì quá hoảng loạn và bị thương tổn nghiêm trọng, cô đã ngất xỉu ngay khi vừa gọi điện thoại thông báo cho người thân.
Ít ngày sau, ông giám đốc bị Công an quận Long Biên (Hà Nội) bắt để điều tra hành vi hiếp dâm cho dù luôn khẳng định việc quan hệ tình dục là tự nguyện giữa hai người.
Bùi Đức Duẩn tại cơ quan điều tra.
Cũng với thủ đoạn lừa cùng đi tiếp khách tương tự vị giám đốc trên, Bùi Đức Duẩn (giám đốc công ty An Phú Thịnh, Hà Nội) đã cưỡng bức tới 4 nhân viên nữ. Tại TAND Hà Nội, anh ta khai khi tuyển nhân viên chỉ chú ý những cô gái có hình thức bắt mắt. 4 thiếu nữ được vị giám đốc 25 tuổi "chấm" vào thử việc với mức lương 1,2 triệu đồng một tháng.
Hôm sau, tất cả được gọi đến đi làm. Trong ngày 6, 9 và 11/7/2007, Duẩn lần lượt hẹn nhân viên mới cùng đi tiếp đối tác tại nhà hàng. Dọc đường đi, lấy lý do cần xem lại số liệu quan trọng trước khi nói chuyện với bạn hàng, Duẩn rủ nhân viên vào nhà nghỉ để anh ta truy cập mạng.
Các thiếu nữ không chút nghi ngờ vị giám đốc luôn tỏ ra lịch thiệp này, vô tư đi vào cùng. Chỉ chờ có vậy, Duẩn đóng cửa phòng, thể hiện rõ bản chất của "yêu râu xanh". Gần một năm sau đó, bị xác định đã cưỡng dâm 4 nhân viên, Duẩn lĩnh án 10 năm tù.
Không chỉ sếp trẻ mà cả vị đã nghỉ hưu vì dục vọng thấp hèn mà phải sa chân vào nhà đá. Đó là trường hợp của người đàn ông 50 tuổi từng lãnh đạo một HTX nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Biết có cô nhân viên trẻ ở nhà một mình, ông đến chơi nhà rồi khống chế hiếp dâm. Mặc nạn nhân kêu la, phản đối ông sếp tuổi trung niên vẫn quyết thực hiện hành vi đồi bại.
Bỏ mặc nạn nhân, ông chủ nhiệm HTX đã nghỉ hưu thản nhiên phóng xe máy về nhà. Với tội hiếp dâm, "yêu râu xanh" này phải lĩnh án 3 năm tù.
Gần đây, một vụ việc gây xôn xao dư luận khi ông Nguyễn Viết Hùng (Giám Công ty cổ phần Du lịch - Truyền thông - Sự Kiện Đất Thủ) bị điều tra về hành vi cưỡng bức một nữ sinh viên đang thực tập tại công ty. Tại cơ quan điều tra, ông sếp khai không kiềm chế nổi khi bị "ức chế sinh lý" lâu ngày.
Ngôi nhà nơi cô sinh viên bị hiếp dâm.
Cơ quan điều tra xác định, khoảng tháng 3, Quỳnh được nhận vào thực tập với thời gian 3 tháng tại văn phòng Công ty Đất Thủ, đồng thời là nhà riêng của ông Hùng ở thị xã Thuận An, Bình Dương.
Vào một buổi chiều khi các nhân viên ra về, Quỳnh ở lại vệ sinh văn phòng. Trong lúc quét dọn khi mặc váy ngắn (đồng phục của công ty phát) cô nữ sinh đã vô tình để lộ “nội y” khiến vị giám đốc không kìm chế nổi.
Ông Hùng rủ Quỳnh lên lầu vào phòng ngủ xem phim “người lớn” nhưng Quỳnh khước từ. Vị giám đốc dùng vũ lực đẩy cô gái vào phòng định giở trò đồi bại nhưng bị cô chống cự quyết liệt, bỏ chạy về nhà. Do còn vướng chữ ký của giám đốc và bản đánh giá kết quả thực tập nên cô nữ sinh không dám tiết lộ với ai.
Chiều 13/4, thấy gần hết thời gian thực tập và sợ phải đến công ty, Quỳnh gọi điện thoại cho ông Hùng xin chữ ký xác nhận cùng một số tư liệu bổ sung cho luận văn tốt nghiệp. Vị giám đốc đã yêu cầu đến trụ sở công ty. Đến 17h, khi các nhân viên ra về hết thì ông Hùng cũng xuất hiện.
Trong lúc lục máy tính để lấy số liệu cho Quỳnh, đột ngột ông Hùng bảo cô lên tầng 2 vào phòng ngủ lấy giùm bao thuốc lá. "Lo sợ ông Hùng sẽ tái diễn hành vi như trước đó nên vừa đi tôi vừa nhìn lại phía sau đề phòng. Nhưng lần thứ hai, tôi đã bị lừa. Anh ta lẻn theo rồi nhanh chóng đóng sập cửa để thực hiện trò đồi bại", cô nữ sinh thuật lại.
Cũng theo trình báo của nạn nhân, sau khi cưỡng hiếp, giám đốc Hùng còn đóng cửa chính, đưa thuốc ngừa thai bắt cô uống để "phòng ngừa hậu quả". Ngay sau đó, Quỳnh chạy vào nhà vệ sinh và dùng điện thoại liên lạc, nhắn tin cho bạn trai tố giác hành vi của ông Hùng.
Ngày 24/5, vị giám đốc này đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi hiếp dâm.
Pha Lê

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Nữ sinh đi chơi đêm bị hiếp dâm tập thể (Hư hỏng thì phải chịu thôi! ai mượn trốn nhà đi chơi =)))) )

Nữ sinh đi chơi đêm bị hiếp dâm tập thể
Đi chơi về muộn nên cô bé đã rơi vào tay của "yêu râu xanh" (Hình minh họa)

Nữ sinh đi chơi đêm bị hiếp dâm tập thể

Thứ Ba, ngày 24/05/2011, 08:03
Đi xem tập văn nghệ về muộn và sợ mẹ đánh nên cô bé 13 tuổi này đã tính chuyện đi ngủ nhờ. Thế nhưng trong quá trình đi xin ngủ nhờ ấy thì cô đã bị 4 thanh niên kia đưa đón và hiếp dâm tập thể.
An ninh hình sự cập nhật liên tục tất cả các ngày trong tuần

Ngày 23-5-2011, TAND TP Hà nội đã tiến hành xét xử Nguyễn Văn Hòa (tức Quân, SN 2-4-1994), Nguyễn Văn Tân (SN 12-12-1991), Nguyễn Xuân Có (tức Mong, SN 6-2-1993), Nguyễn Văn Mạnh (SN 8-6-1991) cùng ở thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, HN về hành vi hiếp dâm trẻ em.
Nữ sinh đi chơi đêm bị hiếp dâm tập thể, An ninh - Hình sự, hiep dam, cuong hiep, ham hiep, nu sinh, hoc sinh, an ninh hinh su
Các bị cáo tại phiên tòa
Theo cáo trạng của VKSND TP. Hà Nội: Ngày 02-9-2010, cháu Nguyễn Thị Chinh (SN 1997, ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, HN) đi xem tập văn nghệ ở huyện Thường Tín, HN. Do đi chơi về muộn sợ bị mẹ đánh, nên khoảng 21h cùng ngày, cháu Chinh điện thoại cho người quen là Nguyễn Thị Lan (SN 11-7-1994, ở Cao Sơn, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) để xin ngủ nhờ. 

Lúc đó, Lan cũng đang đi chơi nên nhờ Hòa đi đón cháu Chinh. Hòa đồng ý và Lan đã cho Hòa số điện thoại của Chinh để liên lạc. Hòa đã gọi điện thoại cho cháu Chinh, rồi đi xe máy chở Có đi đến khu vực bể bơi thị trấn Chúc Sơn đón cháu Chinh. 

Sau đó, Hòa và Có đưa cháu Chinh về nhà nghỉ Tùng Anh 1 tại thị trấn Chúc Sơn để thuê phòng nghỉ. Do hết phòng nên Hòa, Có đưa cháu Chinh ra khu vực bể bơi của thị trấn.
Đến bể bơi, cháu Chinh nhìn thấy chị Cao Thị Cúc (là mẹ đẻ cháu đang đi tìm cháu). Sợ chị Cúc phát hiện, Hòa chở cháu Chinh quay lại khu vực chùa Trầm. Tại đây, Hòa và Chinh có gặp Lan đi chơi cùng một bạn trai và hai bạn gái. Hòa gọi điện rủ Mạnh và Tân (là anh ruột Hòa) ở cùng thôn đến chơi. Khi Mạnh và Tân đến, Hòa và Có bàn bạc đưa số bạn gái đang ngồi chơi cùng đi nhà nghỉ để quan hệ tình dục. Tất cả cùng nhất trí. 

Khoảng 23h30 cùng ngày, Có chở Hòa, Mạnh và Chinh bằng xe máy đến nhà nghỉ Khánh Linh (ở Tiên Sơn, thị trấn Chúc Sơn). Mạnh vào thuê phòng 2 phòng nghỉ 402 và 102 tại nhà nghỉ này. Thuê được phòng, Hòa đưa cháu Chinh lên lên phòng 402, Mạnh vào phòng 102, còn Có đi xe máy quay lại đón Tân và 2 cô gái đang ở đó. Lúc đó Lan và bạn trai đi về nhà. Khi Có chở 2 bạn gái của Lan quay về đến nhà nghỉ Khánh Linh thì 2 cô gái không vào nhà nghỉ mà bắt xe Taxi đi luôn. Có và Tân đi vào phòng 102 cùng Mạnh. 

Thấy 2 cô gái kia đi về, Tân liền gọi điện cho Hòa nói cho cả bọn quan hệ tình dục cùng. Hòa đồng ý rồi vào phòng nghỉ đã thuê để quan hệ tình dục với cháu Chinh. Để cháu Chinh không liên lạc được với bên ngoài, Hòa tắt điện thoại của Chinh và thực hiện hành vi hiếp dâm. Thực hiện hành vi hiếp dâm xong, Hòa gọi cho Tân: “Xong rồi, lên đi” rồi đi ra ngoài lấy xe máy, bỏ đi chơi điện tử. 

Sau đó, các đối tượng Tân, Có, Mạnh thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân.

Chinh gặp bố mẹ và kể lại chuyện bị hiếp dâm. Mẹ cháu Chinh đã đưa cháu đến cơ quan công an trình báo. Như vậy, tính đến ngày bị hiếp dâm, cháu Chinh chưa tròn 14 tuổi.

Tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình và đã tự nguyện bồi thường cho gia đình cháu Chinh số tiền là 40 triệu đồng. Chiều qua, sau khi đã xem xét tất cả các tình tiết và sau một khoảng thời gian dài nghị án, HĐXX đã tuyên phạt: Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Xuân Có: 8 năm tù giam, Nguyễn Văn Tân và Nguyễn Văn Mạnh: 12 năm tù giam cùng với tội hiếp dâm trẻ em- mức án dưới khung hình phạt.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Giám đốc cưỡng hiếp nhân viên thực tập vì 'ức chế sinh lý'

Giám đốc cưỡng hiếp nhân viên thực tập vì 'ức chế sinh lý'

Thấy nữ nhân viên thực tập xinh xắn, lại bị "ức chế" nhiều tháng vì vợ mang bầu, giám đốc Hùng đã cưỡng bức cô gái 21 tuổi ngay tại công ty (cũng là nhà riêng).
Giám đốc bị bắt vì nghi án cưỡng hiếp nhân viên thực tập

Ngày 17/5, nguồn tin từ VKSND thị xã Thuận An, Bình Dương choVnExpress.net biết, qua điều tra ban đầu cùng những bằng chứng thu được, đủ cơ sở để khởi tố tội danh hiếp dâm đối với ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám Công ty cổ phần Du lịch - Truyền thông - Sự Kiện Đất Thủ. Hiện Viện đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam ông này để phục vụ điều tra.
Trụ sở công ty, đồng thời là nhà riêng của ông Hùng - nơi nữ sinh viên bị cưỡng hiếp. Ảnh: Nguyệt Triều.
Bước đầu, ông Hùng thừa nhận hành vi cưỡng hiếp Quỳnh (21 tuổi, ngụ xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát), sinh viên năm cuối một trường cao đẳng có chuyên ngành du lịch tại TP HCM.
Khoảng tháng 3, Quỳnh được nhận vào thực tập với thời gian 3 tháng tại văn phòng Công ty Đất Thủ, đồng thời là nhà riêng của ông Hùng ở khu dân cư Thạnh Bình, phường An Thạnh, thị xã Thuận An, Bình Dương.
Buổi chiều chừng 10 ngày trước, khi các nhân viên ra về, Quỳnh ở lại vệ sinh văn phòng. Tại khu vực cầu thang, trong lúc quét dọn khi mặc váy ngắn (đồng phục của công ty phát) cô nữ sinh đã vô tình để lộ “nội y” khiến vị giám đốc không kìm chế nổi.
Ông Hùng đã rủ Quỳnh lên lầu vào phòng ngủ xem phim “người lớn” nhưng Quỳnh khước từ. Vị giám đốc đã dùng vũ lực đẩy cô gái vào phòng định giở trò đồi bại nhưng bị cô chống cự quyết liệt, vọt được ra ngoài bỏ chạy về nhà. Do còn vướng chữ ký của giám đốc và bản đánh giá kết quả thực tập nên cô nữ sinh không dám tiết lộ với ai.
Chiều 13/4, thấy gần hết thời gian thực tập và sợ phải đến công ty, Quỳnh gọi điện thoại cho ông Hùng xin chữ ký xác nhận cùng một số tư liệu bổ sung cho luận văn tốt nghiệp. Vị giám đốc đã yêu cầu đến trụ sở công ty ở khu dân cư Thạnh Bình chờ. Đến 17h, khi các nhân viên ra về hết thì ông Hùng cũng xuất hiện.
Trụ sở Công ty Đất Thủ vẫn hoạt động bình thường sau khi giám đốc Hùng bị bắt
Trụ sở Công ty Đất Thủ vẫn hoạt động bình thường sau khi giám đốc Hùng bị bắt
Trong lúc lục máy tính để lấy số liệu cho Quỳnh, đột ngột ông Hùng bảo cô lên tầng 2 vào phòng ngủ lấy giùm bao thuốc lá. "Lo sợ ông Hùng sẽ tái diễn hành vi như trước đó nên vừa đi tôi vừa nhìn lại phía sau đề phòng. Nhưng lần thứ hai, tôi đã bị lừa. Anh ta lẻn theo rồi nhanh chóng đóng sập cửa để thực hiện trò đồi bại", cô nữ sinh thuật lại.
Cũng theo trình báo của nạn nhân, sau khi bị cưỡng hiếp, giám đốc Hùng còn đóng cửa chính, đưa thuốc ngừa thai bắt cô uống để "phòng ngừa hậu quả". Ngay sau đó Quỳnh chạy vào nhà vệ sinh và dùng điện thoại liên lạc, nhắn tin cho bạn trai tố giác hành vi của ông Hùng.
Nhận được tin, người này đã cùng gia đình cô gái khẩn cấp báo cơ quan chức năng đến khám xét hiện trường, đồng thời thu giữ một số tang chứng để phục vụ công tác điều tra. Trong đêm, ông Hùng đã bị áp giải về trụ sở Công an thị xã Thuận An để lấy lời khai. Nữ sinh viên cũng đã được đưa đi giám định xem đây là một trong những chứng cứ để buộc tội hành vi hiếp dâm của vị giám đốc.
Theo một nguồn tin cho VnExpress.net, bước đầu Hùng thú nhận vì “ức chế sinh lý” do vợ đang mang thai còn khoảng 10 ngày nữa sinh nên mới xảy ra vụ việc
Nguyệt Triều - Nguyễn Phúc
vnexpress.net

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Quản lý ca sĩ Quang Hà và nhóm HKT ẩu đả (Ca sỹ hay Côn đồ?)

Quản lý ca sĩ Quang Hà và nhóm HKT ẩu đả
Do hiểu lầm sau cánh gà, giữa người quản lý của ca sĩ Quang Hà và nhóm nhạc HKT đã xảy ra ẩu đả tại Trung tâm Văn hóa huyện Tân Trụ - Long An lúc 22 giờ 30 ngày 14-5.
Theo trình bày của ông Nguyễn Quang Cường (SN 1976, ngụ quận Phú Nhuận - TPHCM), quản lý của ca sĩ Quang Hà, ca sĩ này tham gia đêm diễn do đoàn ca nhạc Trường Thanh - TPHCM tổ chức tại Tân Trụ.
 
Nhóm nhạc HKT diễn trước ca sĩ Quang Hà, theo kịch bản sẽ hát 3 bài. Tuy nhiên, khi kết thúc bài thứ ba, do khán giả yêu cầu, nhóm này hát tiếp. 
 
Ca sĩ Quang Hà trong buổi dựng lại hiện trường vụ HLV Lê Minh Khương bị áp giải khỏi máy bay VNA
Do không biết, ông Cường đưa đĩa nhạc vào máy, chuẩn bị cho Quang Hà lên sân khấu. Tưởng ông Cường tự tiện thay đĩa, các thành viên HKT nhảy xuống ẩu đả. Lực lượng bảo vệ đã can thiệp kịp thời. 
 
Sau đó, một thành viên nhóm HKT chạy đến xe du lịch đậu bên ngoài, mở cốp lấy mã tấu vào định “xử” tiếp thì bị tước hung khí. Vụ ẩu đả làm hàng trăm khán giả chạy tán loạn, đêm diễn phải dừng lại khá lâu.
 
Ông Nguyễn Đức Công, đại diện cho đoàn ca nhạc Trường Thanh, phải xin lỗi vì để xảy ra sự cố, đồng thời dàn xếp để ông Cường cùng người đại diện nhóm HKT bắt tay giảng hòa.
(Theo NLĐ)