Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

"Bắt mạch" đòn hiểm của lái buôn TQ


"Bắt mạch" đòn hiểm của lái buôn TQ

Thứ Năm, ngày 28/07/2011, 15:00
(Tin tuc) - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chúng ta đang mất cảnh giác khi để hiện tượng thương lái Trung Quốc đẩy mạnh tận thu các nguồn nguyên liệu trong dân như hiện nay.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Thời gian qua, trên thị trường Việt Nam, mỗi khi thương lái Trung Quốc có biểu hiện tận mua một mặt hàng nào đó, ngay lập tức giá mặt hàng này bị đẩy lên cao, nguồn hàng nhanh chóng trở nên khan hiếm do người dân tích cực thu gom để bán.
Điển hình là việc thương lái TQ thu mua gỗ sưa khiến hàng nghìn cây gỗ sưa đã bị đốn không thương tiếc, việc thu mua khoai lang khiến hàng nghìn hộ dân chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang trồng khoai lang, việc đẩy giá thu mua sắn lát, chè, thủy sản… khiến nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chăn nuôi, thủy sản trong nước trở nên khan hiếm, giá cả đội lên rất cao. Tất cả những sự việc đó tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” nhưng lại có những ảnh hưởng lâu dài, âm ỉ bởi những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội.
"Bắt mạch" đòn hiểm của lái buôn TQ, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, lai buon trung quoc, thuong lai trung quoc, tin tuc, tin hot, tin hay
Không chỉ xuống tận nhà dân thu mua, người Trung Quốc "núp bóng" nhiều "cò" thuê đất của dân ở Vĩnh Long để trồng khoai lang gây xáo trộn cơ cấu cây trồng
Là một chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đồng thời cũng từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, bà Phạm Chi Lan đã có những kiến giải về điều này. Chúng tôi xin gửi tới độc giả “đơn thuốc” chẩn đoán “sức khỏe” nền kinh tế Việt Nam của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

“Chúng ta đang mất cảnh giác”
- Gần đây, mỗi khi thương lái bên Trung Quốc thu mua sản phẩm hàng nào đó thì y rằng mặt hàng đó trở nên khan hiếm, ít nhiều gây ra xáo trộn trong nền kinh tế Việt Nam. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, nhất là tỷ lệ nhập siêu lớn như hiện nay. Bà đánh giá thế nào về hiện tượng này?
Bà Phạm Chi Lan: Thực sự đây là một điều đau. Điều này cũng đã được các chuyên gia cảnh báo từ khá lâu. Nhất là từ khi chúng ta tham gia WTO và nhập siêu vọt lên trở thành vấn đề đáng quan tâm như hiện nay thì càng ngày thấy rõ bóng quá lớn của Trung Quốc trong việc nhập khẩu nói chung của Việt Nam và nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang mất cảnh giác khi để tình hình diễn biến đến như hiện nay.
- Theo bà, ngay tức thời, cần làm gì để khắc phục hiện tượng này?
Có một cách duy nhất để khắc phục được đó là chấn chỉnh lại toàn bộ nền kinh tế của mình. Nhanh chóng thực hiện chương trình tái cấu trúc kinh tế, thực hiện những cải cách kinh tế đã thực hiện ở trong nước, kể cả cải cách về cơ chế kinh tế cũng như vận hành nền kinh tế của chúng ta.
Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước để tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, trong tái cấu trúc kinh tế chúng ta còn phải tái cấu trúc về thị trường nữa. Tức là giữa thị trường Việt Nam với các thị trường trên toàn cầu. Chúng ta đã có được quan hệ kinh tế càng ngày càng phát triển khá tốt đẹp với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu… Nếu chúng ta tập trung vào làm tốt hơn để cân bằng với họ thì sẽ giảm rất đáng kể sức ép từ Trung Quốc, sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.
Tôi cho là chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để làm như vậy miễn là về chỉ đạo, điều hành của nhà nước phải thực sự thấy được những nguy cơ theo sự lệ thuộc vào Trung Quốc hiện nay, điều hành tốt nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước vì suy cho cùng các dự án to nhất mà đưa vào tay người Trung Quốc cũng là từ các doanh nghiệp nhà nước thôi.
Nhà nước cần kiên quyết việc này, các doanh nghiệp nhà nước cũng phải nhìn thấy cả lợi ích của dân tộc, của đất nước chứ không chỉ lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Tôi tin là Việt Nam hoàn toàn có thể làm được, phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ, vững mạnh trong xu thế này.
"Bắt mạch" đòn hiểm của lái buôn TQ, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, lai buon trung quoc, thuong lai trung quoc, tin tuc, tin hot, tin hay
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Chúng ta đang mất cảnh giác"
- Bà đánh giá thế nào về sức mạnh kinh tế Việt Nam hiện nay?
Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là trong điều kiện hòa bình, sức mạnh kinh tế là hàng đầu, là sức mạnh cơ sở để làm chỗ dựa phát triển đất nước cũng như trong sự cạnh tranh, hợp tác với các nước khác liên quan trên toàn thế giới. Nếu nền kinh tế không vững mạnh, nó sẽ không thể đảm bảo vai trò là cơ sở cho an ninh quốc phòng hay là cho độc lập tự chủ cũng như vị thế chính trị của một nước trên trường quốc tế.
Về sức mạnh kinh tế Việt Nam hiện nay, tiềm năng rất lớn, những cơ sở khai thác để biến nền kinh tế Việt Nam trở lên mạnh mẽ đều có và vẫn đang còn đó. Nhưng trên thực tế, chúng ta đang trong một thời kỳ hết sức khó khăn. Có thể nói năm nay là năm thứ 4 liên tục, chúng ta trong tình trạng bất ổn vĩ mô cũng như trong các vấn đề lớn về kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta thực hiện đúng những điều mà nội bộ mình đã nhìn nhận được rõ, qua phân tích và làm theo những mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế như ở Đại hội XI vừa rồi đã đưa ra. Chỉ cần chúng ta làm được đúng những điều đó thôi là chúng ta đã có thể đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay và lấy lại cũng như tăng cường sức mạnh kinh tế của mình.
Doanh nghiệp nhà nước nên chủ động cân bằng nhập siêu từ TQ
- Theo bà, vai trò của các nhà doanh nghiệp trong vấn đề đối ngoại với Trung Quốc thể hiện như thế nào?
Tôi cho là các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra quyết định mua ở đâu, bán cho ai thì một phần định hướng là của nhà nước, một phần rất quan trọng là của các nhà doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của chúng ta chia thành hai khối rất rõ rệt: các doanh nghiệp lớn hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước và họ là những đơn vị chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu từ bên ngoài vào Việt Nam.
Hiện nay, các dự án lớn của Việt Nam có đến 90% là do Trung Quốc thực hiện. Các tập đoàn thay đổi đi, các doanh nghiệp thay đổi đi, tính toán kỹ càng lại đi thì thấy có nhiều dự án có thể đưa ra cho các đối tác khác làm và một phần cho chính người Việt Nam mình làm cho trưởng thành lên. Chứ không phải tất cả giao cho Trung Quốc như vậy. Chúng ta sẽ thay đổi được. Tôi nghĩ là riêng phần tổng thầu các dự án lớn thôi thì cũng đủ để thay đổi dần dần, lấy lại cân bằng giảm đáng kể tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc.
"Bắt mạch" đòn hiểm của lái buôn TQ, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, lai buon trung quoc, thuong lai trung quoc, tin tuc, tin hot, tin hay
DN chế biến trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với thương lái Trung Quốc trong việc thu mua nguyên liệu thủy sản ngay tại ngư trường
- Hiện nay, dù biển Đông đang là khu vực có tranh chấp nhưng việc giữ vững ổn định tại khu vực này vô cùng quan trọng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự ổn định đó là ổn định kinh tế. Theo bà cần phải làm gì để thực hiện điều này?
Trong Nghị quyết 11 của chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của năm nay có bao gồm 6 nhóm giải pháp lớn. Tôi cho rằng điều đầu tiên và quan trọng số 1 là thực hiện đầy đủ cả 6 nhóm giải pháp do Chính phủ đề ra. Tiếc là trong 6 nhóm giải pháp này trong thời gian vừa qua, trong thực hiện tập trung quá nhiều vào các giải pháp về tín dụng về tín dụng hơn là những chính sách về tài khóa: chính sách về đầu tư công… Chúng ta cần phải làm mạnh hơn nhóm giải pháp này.
Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng không kém đó là bắt tay thực hiện những đề án của chính phủ đưa ra, tăng trưởng theo tỷ trọng, chuyển dần sang phát triển theo chiều sâu nhấn mạnh về yếu tố chất lượng, năng suất lao động, hiệu quả quản lý, cạnh tranh từ đó phát huy thế mạnh của đất nước.
- Xin cảm ơn chuyên gia!

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Trung Quốc phản đối đưa Biển Đông ra tòa quốc tế??? 中國抗議中國南海國際法庭?

Trung Quốc phản đối đưa Biển Đông ra tòa quốc tế

Trung Quốc hôm nay bác bỏ kêu gọi của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ra trước một tòa án của Liên Hợp Quốc.
Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa LHQ

"Trung Quốc giữ quan điểm rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các nước có liên quan trực tiếp", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết. Ông Hồng cũng thêm rằng các tranh chấp nên được dàn xếp theo "luật pháp quốc tế đã được thừa nhận".
Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền một số vùng chồng lấn nhau ở Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới. Việt Nam, Brunei và Malaysia cũng khẳng định chủ quyền ở khu vực.
Hôm qua tại một hội nghị ở Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cũng đòi hỏi các nước liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương cách ngoại giao "khôn khéo" và nói rằng Trung Quốc đang đi theo hướng này.
Sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn - đường lưỡi bò - của Trung Quốc trên Biển Đông. Yêu sách này bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở.
Sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn - đường lưỡi bò - của Trung Quốc trên Biển Đông. Yêu sách này bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario - vừa tới thăm Trung Quốc tuần trước - cho biết ông đã đặt vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển với giới chức Bắc Kinh. Đây là một tòa án độc lập do UNCLOS - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - thành lập. Trung Quốc cũng là thành viên của UNCLOS.
Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).
Trong vài tháng trở lại đây, Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc có những hành vi ngày càng quyết liệt ở Biển Đông. Hồi tháng 4, Manila đã đệ đơn phản đối chính thức lên Liên Hợp Quốc để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Hải Ninh

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam


Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam
Cập nhật lúc 11h04" , ngày 30/06/2011 - 
Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
 
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

 Ảnh minh họa

  
Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
  

 Ảnh minh họa
 Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.


Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407). 


 Ảnh minh họa
 Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh).

Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa).

Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.

Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

(theo Đất Việt)

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945-1954


Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945-1954
Cập nhật lúc 16h31" , ngày 01/07/2011 - 
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đưa đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2/9/1945 do Chính phủ Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc và sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Điều đó khiến cho các cơ sở pháp lý của những hiệp ước do nhà Nguyễn ký kết với Pháp trước đây không còn hiệu lực nữa. Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Ảnh minh họa
Quân Pháp chào cờ tại đảo Hoàng Sa (Pattle)
 thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc.

Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận rộn đối phó với những hành động gây hấn ngày càng leo thang của quân đội viễn chinh Pháp, ngày 26/10/1946 một hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội cảnh vệ độc lập của hải quân xuất phát từ cảng Ngô Tùng; ngày 29/11/1946, các chiến hạm Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody) ; chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc gọi là Đoàn Sa, chưa phải là Nam Sa).

Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp này của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17/10/1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được điều tới Hoàng Sa để yêu cầu quân lính của Tưởng Giới Thạch phải rút khỏi các đảo, nhưng quân Tưởng đã không thực hiện theo yêu cầu. Pháp tiếp tục gửi thêm một phân đội lính trong đó có cả quân lính của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đến trú đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25/2 đến ngày 4/7/1947 tại Paris. Cuộc đàm phán thất bại vì Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết vấn đề do phía Pháp đề xuất.

Điều này cho thấy phía Trung Quốc ngay từ thời Tưởng Giới Thạch đã rất không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, vì chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của họ sẽ không thể thuyết phục được ai nếu buộc phải chứng minh trước trọng tài hay tòa án quốc tế. Ngày 1/12/1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Bức tượng Vệ sĩ dân chài trên đảo Hoàng Sa
đứng ở phía tây nam đảo Hoàng Sa,
 có thể xưa kia được đặt trong ngôi miếu cổ
khi nhà Nguyễn dựng miếu năm 1835
đã tìm thấy và ghi chép lại trong chính sử.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào Hòa ước Giáp Thân (1884) song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nên về ngoại giao Pháp vẫn thực thi quyền đại diện cho Việt Nam trong việc chống lại sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bằng Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở hình thức về pháp lý cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp làm chủ tình hình trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4/1949, Đổng lý Văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đảo Đài Loan. Tháng 4/1950, tất cả quân lính của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa phải rút lui. Còn lính Pháp và lính quốc gia Việt Nam ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn tiếp tục đồn trú. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đã chủ trì việc chuyển giao quyền hành ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ảnh minh họa
Hội nghị San Francisco năm 1951.

Tuyên bố công khai đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về yêu sách đối với các đảo ở Biển Đông nằm trong Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Chu Ân Lai ngày 15/8/1951, ba tuần trước khi diễn ra Hội nghị San Francisco. Trung Quốc và Đài Loan đã bị loại khỏi Hội nghị theo thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và Anh còn một bên là Liên Xô khi các nước này không thể thoả thuận được với nhau rằng Trung Quốc hay Đài Loan được chấp nhận tham gia hội nghị. Tuyên bố của Ngoại trưởng Chu Ân Lai cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền không thể xâm phạm” đối với các đảo và quần đảo trên Biển Đông, nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng lịch sử hay cơ sở pháp lý đáng kể nào.  

Từ ngày 5 đến ngày 8/9/1951, các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ II tổ chức hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Hòa ước San Francisco ghi rõ Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền lợi và tham vọng với hai quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Hòa ước cũng phủ nhận việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía nam.

Ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. Ông Hữu nói: "Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Việc Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này tham dự Hội nghị San Francisco dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp và tuyên bố chủ quyền lâu đời với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Nhật bản Yoshida Shigeru kí hòa ước San Francisco.

Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng muộn nhất từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của người Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương thay mặt triều đình nhà Nguyễn gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu theo đúng tập quán quốc tế cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đến giữa thế kỷ XX, tuy một số đảo của Hoàng Sa và Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (1951), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó trên cơ sở luật pháp quốc tế. Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như các chính quyền không tham dự bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam.

Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco rõ ràng là sự tái lập, tái khẳng định một sự thật lịch sử đã có từ lâu đời và nay vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


(Theo Đại Đoàn Kết)